Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật là một số yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm, thức ăn và yếu tố bên trong cơ thể như hormone sinh sản, di truyền.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
28 tháng 2 2023 lúc 15:18

Ví dụ về đa dạng loài ở thực vật, động vật:

- Đa dạng loài ở thực vật: Ở trong rừng mưa nhiệt đới, có rất nhiều loài thực vật như rêu, dương xỉ, phong lan, các cây bụi thấp, các cây dây leo, các cây gỗ lớn,…

- Đa dạng loài ở động vật:

+ Động vật trên cạn: bọ ngựa, cú mèo, hổ, hươu, rắn, chồn, khỉ, sâu, địa y, giun,…

+ Động vật dưới nước: san hô, cá thu, cá voi, cá mập, sứa, bạch tuộc, tôm hùm,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Các yếu tố môi trường

Ví dụ ở thực vật

Ví dụ ở động vật

Ánh sáng

- Thắp đèn vào ban đêm làm cho cây thanh long ra nhiều hoa hoặc ra hoa trái vụ.

- Điều khiển ánh sáng cho hoa cúc nở sớm.

- Thắp đèn kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.

Độ ẩm, nước

- Giảm lượng nước tưới để gây khô hạn để quýt ra hoa đồng loạt.

- Phun nước (nước ấm hoặc nước lạnh) để điều khiển cây đào ra hoa.

- Sâu ăn lá lúa sẽ đẻ trứng ở nhiệt độ 25oC với độ ẩm cao khoảng 90%.

Chất dinh dưỡng

- Phun phân bón lá cho cây cam trước nửa tháng làm cho quả chín đồng loạt.

- Phun phân bón lá khi cây nhãn bắt đầu ra hoa làm tăng năng suất

- Bổ sung chất khoáng (từ vỏ trứng, ốc, hến,…) để gà vịt tăng tỉ lệ đẻ trứng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong (acc...
10 tháng 9 2023 lúc 12:34

Phương pháp giải

Quan sát hình ảnh và kể tên được nơi sống (môi trường sống) của các sinh vật

Lời giải chi tiết

a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:

- Con sùng đất: Trong lòng đất.

- Con giun: Trong lòng đất.

- Con bò: Trên mặt đất.

- Con sâu: Trong thân cây.

- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.

- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.

- Cá: Trong nước.

- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.

→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

b) Các sinh vật có cùng loại môi trường sống:

- Môi trường trong đất: Sùng đất và giun đất.

- Môi trường sinh vật: Sâu đục thân và vi khuẩn đường ruột.

- Môi trường trên cạn: Cây đước, con bò, cây gỗ, cỏ.

- Môi trường dưới nước: Cá.

Bình luận (0)
Thanh An
24 tháng 7 2023 lúc 13:45

Tham khảo!

a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:

- Con sùng đất: Trong lòng đất.

- Con giun: Trong lòng đất.

- Con bò: Trên mặt đất.

- Con sâu: Trong thân cây.

- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.

- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.

- Cá: Trong nước.

- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.

→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

Bình luận (0)
Thanh An
24 tháng 7 2023 lúc 13:46

Tham khảo!

b) Các sinh vật có cùng loại môi trường sống:

- Môi trường trong đất: Sùng đất và giun đất.

- Môi trường sinh vật: Sâu đục thân và vi khuẩn đường ruột.

- Môi trường trên cạn: Cây đước, con bò, cây gỗ, cỏ.

- Môi trường dưới nước: Cá.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 11 2023 lúc 18:30

- Quá trình điều hòa sinh tinh ở người: Ở người, các kích thích từ môi trường ngoài tác động lên vùng dưới đồi, vùng dưới đồi sản xuất GnRH để kích thích tuyến yên tạo ra FSH và ICSH, các hormone này kích thích quá trình sinh tinh ở tinh hoàn và kích thích tổng hợp hormone testosterone. Khi nồng độ testosterone trong máu tăng cao sẽ gây ức chế ngược đối với vùng dưới đồi và tuyến yên, do đó, ức chế quá trình sinh tinh.

- Quá trình điều hòa sinh trứng ở người: Ở người, các kích thích từ môi trường ngoài tác động lên vùng dưới đồi sản xuất GnRH để kích thích tuyến yên tạo ra FSH và LH. FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết hormone estrogen và progesterone. Hormone estrogen và progesterone kích thích niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh làm tổ, đồng thời khi hai hormone này ở nồng độ cao sẽ gây ức chế ngược đối với vùng dưới đồi và tuyến yên, làm cho trứng không chín và rụng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

CÂU 1:

- Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:

+ Tạo giao tử: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là nhị và nhụy trải qua quá trình phát sinh giao tử: Tế bào sinh hạt phấn nằm trong đầu nhị sinh ra hạt phấn (chứa giao tử đực). Tế bào sinh giao tử cái nằm trong noãn của nhụy sinh ra giao tử cái.

+ Thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phấn. Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy, mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy nầm thành một ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi ống phấn tiếp xúc với noãn, tế bào giao tử đực chui vào noãn.

+ Thụ tinh: Tại noãn, diễn ra quá trình thụ tinh, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.

+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt, hạt do noãn phát triển thành. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.

+ Hạt gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.

- Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật:

Quá trình thụ phấn

Quá trình thụ tinh

Là quá trình di chuyển hạt phấn đến đầu nhụy.

Là quá trình kết hợp giữa nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái.

Kết quả: Hạt phấn tiếp xúc được với đầu nhụy, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh có thể diễn ra.

Kết quả: Hình thành hợp tử.

- Ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt: Quá trình thụ tinh quyết định phát triển của quả và hạt. Quả không được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.

Bình luận (0)

câu 2:

- Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt, hạt do noãn phát triển thành.

- Trong tự nhiên có loại quả có hạt và quả không có hạt vì:

+ Quả được hình thành qua thụ tinh là quả có hạt.

+ Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt hoặc có trường hợp quả được hình thành qua thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
22 tháng 4 2019 lúc 3:33

Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.

Tên hoocmôn Tuyến nội tiết tiết ra
Hoocmôn sinh trưởng Tuyến yên
Tirôxin Tuyến giáp
Ơstrôgen Buồng trứng
Testostêrôn Tinh hoàn
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

9. 

Mô hình xen canh giúp người nông dân tận dụng được tối đa không gian đồng ruộng, thu hoạch được đa dạng loại nông sản.

Ví dụ: Xen canh mía và bắp cải

+ Mía là cây ưa sáng

+ Bắp cải là cây ưa bóng

- Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển, bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.

Bình luận (0)

10. Sử dụng chất kích thích trong điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật giúp người nông dân thu được sản lượng nông sản cao hơn, lợi ích kinh thế tốt hơn. Tuy nhiên sử dụng không đúng liều lượng hay thu hoạch quá sớm các sản phẩm này khiến các chất kích thích chưa phân rã hết, người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm này có thể gây các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nên trong trồng trọt, chăn nuôi chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, hoặc có hiểu biết nhất định về sản phẩm và sử dụng an toàn.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 13:14

Tham khảo:

Thực vật

Cây chuối

Cây riềng

Cỏ gấu

Sen đá

Trầu không

 quan, bộ phận tạo cây con

Thân củ

Thân rễ

Thân rễ

Thân

- Nhận xét chung về điều kiện sinh thái (môi trường) đảm bảo cho quá trình sinh sản vô tính ở thực vật diễn ra thuận lợi trong tự nhiên: Trong tự nhiên, điều kiện môi trường cung cấp đủ độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sản sinh dưỡng.

Bình luận (0)